THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

“CUNG VÀ CẦU LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO CHO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG Á TRONG XU THẾ CHUYỂN ĐỔI SỐ:
THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Kính gửi: …………….

Trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề lao động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Với Việt Nam – nói riêng là với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong những năm gần đây luôn có sự hợp tác đầu tư với các nước Đông Á. Các quốc gia này đã, đang là thị trường cung và cầu lao động chất lượng cao cho TP.HCM.

Nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia và các doanh nghiệp, đồng thời nhằm trao đổi làm rõ các chính sách, giải pháp và giúp tham mưu cho các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp tại TP.HCM nâng cao và phát triển nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng cho thị trường các nước Đông Á, Trường Đại học Văn Hiến phối hợp với Sở Lao động, Thương binh & Xã hội TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “CUNG VÀ CẦU LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO CHO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG Á TRONG XU THẾ CHUYỂN ĐỔI SỐ: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TP.HCM”.

Ban Tổ chức kính mời các nhà khoa học, các chuyên gia và các doanh nhân từ các Sở ngành, các Viện/Trường, các Hội/Hiệp hội và các doanh nghiệp viết tham luận, đóng góp ý kiến cho Hội thảo theo những thông tin sau.
1. Nội dung

  • Phân tích thị trường lao động chất lượng cao tại TP.HCM, xu hướng tuyển dụng lao động cho các nước Đông Á trong xu thế chuyển đổi số.
  • Nhận diện thách thức và đề xuất giải pháp để phát triển nhân lực lao động chất lượng cao trong xu thế chuyển đổi số của TP.HCM.
  • Đề xuất các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các mảng ngành nghề về chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, kinh tế, biên/phiên dịch tiếng Nhật, tiếng Hàn,..
  • Nghiên cứu, đào tạo và phát triển mạng lưới cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu trao đổi nguồn nhân lực trong xu thế chuyển đổi số giữa Việt Nam và các nước Đông Á.
  • Các chế độ, chính sách liên quan về thị trường nhân lực chất lượng cao trong xu thế chuyển đổi số của TP.HCM và các nước Đông Á.

2. Thời gian – địa điểm

  • Thời gian đăng ký viết tham luận và gửi tóm tắt: trước 30/11/2021.
  • Thời hạn gửi bài tham luận và bản đầy đủ (bao gồm tên bài viết, tên tác giả, đơn vị công tác, số điện thoại, email) trước ngày 30/12/2021.
  • Thời gian và địa điểm: Hội thảo dự kiến được tổ chức ngày 31/5/2022 tại TP.HCM.

3. Thể lệ và gửi bài

  • Ngôn ngữ trình bày: tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Chi tiết thể lệ bài viết trong file đính kèm.
  • Kỷ yếu hội thảo: Các bài viết đạt chất lượng sẽ được Ban Tổ chức biên tập đưa vào Kỷ yếu để xuất bản (có mã số ISBN).
  • Hình thức tổ chức: trực tiếp kết hợp trực tuyến.
  • Chi phí hỗ trợ công tác phản biện và in ấn: 2,000,000 VNĐ (hai triệu đồng/tham luận). Thông tin tài khoản: Trường Đại học Văn Hiến, số tài khoản: 1606201046894, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh An Phú, TP.HCM.
  • Website của Hội thảo: https://hqlea-2021.vhu.edu.vn/

Đăng ký tham gia và gửi bài tham luận về cho Ban Tổ chức, qua Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Văn Hiến.

Địa chỉ: 613 Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM.
Người liên hệ: ThS. Nguyễn Trường Tuyết Kha.
Điện thoại: 0936419333.
Email: khantt@vhu.edu.vn.

TS. Từ Minh Thiện
(Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến)

THỂ LỆ BÀI BÁO HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

1. Hình thức

Độ dài của bài tham luận khoảng 10 trang (kể cả tóm tắt, hình vẽ, bảng biểu và tài liệu tham khảo); định dạng: Font chữ Times New Roman (mã Unicode), cỡ chữ 13, khổ giấy A4; lề trên: 2,0 cm; lề dưới: 2,0 cm; lề trái: 2,5 cm; lề phải: 2,5 cm; giãn dòng 1,2 lines. Hình, bảng rõ ràng, đánh số thứ tự, tên hình vẽ đặt phía dưới, tên bảng đặt phía trên.

2. Nội dung

a. Bố cục bài viết: Ngoài tên bài viết, tóm tắt và từ khóa, bài tham luận phải gồm các phần: Đặt vấn đề; Nội dung nghiên cứu; Kết luận và Tài liệu tham khảo. Cụ thể:

  • Phần tóm tắt (khoảng 200 từ): tóm tắt ngắn gọn, súc tích các nội dung và kết quả nghiên cứu của toàn bài báo.
  • Phần đặt vấn đề: nêu mục đích của nghiên cứu và tóm lược những kết quả trước đã được công bố trước đó.
  • Nội dung nghiên cứu: nêu nội dung chính của nghiên cứu, đóng góp mới của tham luận, lập luận khoa học, súc tích.
  • Kết luận: phải chuyển tải được kết quả, ý nghĩa của nghiên cứu.

b. Tài liệu tham khảo:Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo họ của tác giả (thứ tự alphabet), không đánh số. Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, mỗi trích dẫn trong bài viết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo. Tùy theo loại tài liệu tham khảo mà trình bày cụ thể theo hướng dẫn, ví dụ:

  • Sách: Tên (các) tác giả (năm xuất bản). Tựa sách đầy đủ (kể cả tựa con, nếu có), volume (nếu có), lần tái bản (nếu có), trang tham khảo. Nơi xuất bản (thành phố, quốc gia), nhà xuất bản.
  • Bài báo: Tác giả (năm xuất bản). Tên bài báo. Tên báo, số, trang tham khảo.
  • Online: Tác giả (năm công bố). Văn bản tham khảo. Truy cập tại đường link, ngày truy cập.

c. Lưu ý trích dẫn: Không đánh số. Đối với tài liệu 1 tác giả: viết tên tác giả, năm xuất bản: số trang tham khảo trong ngoặc đơn. Vd: (Fortassier, 1999: 121), (Đào Duy Anh, 1998: 13). Đối với tài liệu nhiều tác giả: viết tên tác giả chính và cộng sự, năm xuất bản: số trang tham khảo. Vd: (Đào Duy Anh và cộng sự, 1998: 25). Không dùng dấu “&” thay cho từ “và” trong bài viết. Phần nội dung trích dẫn trực tiếp in nghiêng và để trong ngoặc kép.

d. Cuối bài ghi rõ thông tin (nhóm) tác giả:bao gồm: Biodata, học hàm, học vị, chức danh khoa học của tác giả, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ (điện thoại, email).

BAN TỔ CHỨC

TS. Từ Minh Thiện

Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến

Trưởng ban

TS. Nguyễn Văn Lâm

Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH TP. HCM

Đồng Trưởng ban

 

PGS.TS Nguyễn Minh Đức

Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến

Phó Trưởng ban thường trực

TS. Đặng Quốc Minh Dương

Trưởng phòng P.QLKH & HTQT VHU

Phó Trưởng ban

 

TS. Trần Anh Dũng

Trưởng khoa Kinh tế Quản trị VHU

Phó Trưởng ban

NCS. Đặng Minh Sự

Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp
Sở LĐ-TBXH TP. HCM

Phó Trưởng ban

CN. Trần Mạnh Thái

Giám đốc Trung tâm Chăm sóc người học
và Tuyển sinh VHU

Ủy viên

ThS. Đặng Thị Thanh Hằng

Phó Trưởng phòng Hành chính Nhân sự VHU

Ủy viên

ThS. Nguyễn Trường Tuyết Kha

Chuyên viên P. QLKH&HTQT VHU

Thư ký hành chính

 
 

TIỂU BAN CHUYÊN MÔN

TS. Trần Anh Dũng

Trưởng khoa Kinh tế Quản trị VHU

Trưởng Tiểu ban

PGS.TS Trần Huy Hoàng

Trưởng khoa Kế toán Tài chính VHU

Ủy viên

ThS. Chểnh Cao Ngọc Linh

Trưởng khoa Đông phương học VHU

Ủy viên

ThS. Nguyễn Thị Diệu Anh

Phó Trưởng khoa Công nghệ thông tin VHU

Ủy viên

TS. Nguyễn Duy Cường

Phó khoa Ngoại ngữ VHU

Ủy viên

TS. Hồ Cao Việt

Khoa Kinh tế Quản trị VHU

Ủy viên

TS. Nguyễn Hoàng Tiến

Khoa Kinh tế Quản trị VHU

Ủy viên

TS. Đinh Bá Hùng Anh

Khoa Kinh tế Quản trị VHU

Ủy viên

NCS. Đặng Minh Sự

Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp
Sở LĐ-TBXH TP. HCM

Ủy viên

CN. Trần Lê Thanh Trúc

Phó Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động Sở LĐ-TBXH TP. HCM

Ủy viên

ThS. Đoàn Văn Khoa

Phó Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động Sở LĐ-TBXH TP. HCM

Ủy viên

ThS. Nguyễn Chí Thành

Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp
Sở LĐ-TBXH TP. HCM

Ủy viên

TIỂU BAN TRUYỀN THÔNG VÀ KÊU GỌI TÀI TRỢ

CN. Trần Mạnh Thái

Giám đốc Trung tâm Chăm sóc người học
và Tuyển sinh VHU

Trưởng tiểu ban

ThS. Lê Hồng Danh

Chủ nhiệm Văn phòng
Giám đốc điều hành VHU

Ủy viên

ThS. Trần Nguyễn Liên Minh

Phó Giám đốc Trung tâm
Hợp tác doanh nghiệp VHU

Ủy viên

ThS. Văn Nguyễn Loan Quỳnh

Chuyên viên Trung tâm
Hợp tác doanh nghiệp VHU

Ủy viên

TIỂU BAN HẬU CẦN

ThS. Đặng Thị Thanh Hằng

Phó Trưởng phòng
Hành chính Nhân sự VHU

Trưởng tiểu ban

CN. Ngô Tiểu Phụng

Trưởng bộ phận Trung tâm Văn - Thể - Mỹ
và Phục vụ cộng đồng VHU

Ủy viên

CN. Đoàn Thảo Nguyên

Chuyên viên phòng Giáo dục
nghề nghiệp Sở LĐ-TBXH TP.HCM

Ủy viên

ThS. Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Chuyên viên phòng Giáo dục
nghề nghiệp Sở LĐ-TBXH TP.HCM

Ủy viên

DANH MỤC CÁC BÀI THAM LUẬN ĐÃ ĐĂNG KÝ

previous arrow
next arrow
Slider